Yêu cầu lấy lại mật khẩu thành công
Vui lòng kiểm tra email để tạo mật khẩu mới.

Góp ý
Mời bạn tham gia đánh giá
Họ và Tên Email Cảm nhận của bạn về website Mã bảo mật hinhanh
Góp ý
Cảm ơn bạn đã tham gia góp ý cho chúng tôi. Chúc bạn 1 ngày mua sắm vui vẻ!
Cửa kính cường lực giá rẻ

Dư axit dạ dày là bệnh gì? nguyên nhân gây bệnh?

Dư axit dạ dày là bệnh gì? nguyên nhân gây bệnh?
Giá: 1,000 đ

Mã sản phẩm: 298190

Ngày đăng: 29/09/2020 - 14:40

Nơi đăng: Hà Nội

Lượt xem: 268

Chú ý: Quangcaoso.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách xin vui lòng liên lạc với người bán.
Hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả không thể thiếu vai trò của axit dạ dày. Lượng axit do các tế bào tuyến tiết ra mỗi ngày có thể khác nhau do thay đổi trong chế độ ăn và sinh hoạt của mỗi người. Việc tiết axit quá mức có thể dẫn đến tình trạng dư axit dạ dày, gây ăn mòn niêm mạc dạ dày, viêm loét, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,….đây là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến dạ dày. Cùng chuyên gia Vitos tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện bệnh dư axit dạ dày trong bài viết dưới đây nhé!
Axit dạ dày là một loại axit clohidric, đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất trong cơ thể, giúp hòa tan các muối khó tan, xúc tác cho các phản ứng thủy phân protein, gluxit… tạo độ pH cần thiết để hoạt hóa pepsinogen thành pepsin. Ngoài ra nó còn có vai trò sát khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn có trong thức ăn, chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Đây là lý do hầu như không có vi khuẩn nào sống được trong môi trường dạ dày.
– 4 vai trò quan trọng của axit dạ dày
  • Thúc đẩy quá trinh tiêu hóa thức ăn và làm rỗng dạ dày;
  • Kích thích ruột non à tụy sản xuất ra các enzyme tiêu hóa để phân hủy chất béo, protein
  • Tiêu diệt các vi khuẩn có hại, chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
  • Có vai trò quan trọng đối với việc đóng – mở các van tâm vị và môn vị.
Dư axit dạ dày là gì
Khi nồng độ axit vượt khỏi ngưỡng 0,0001 mol/l – 0,001 mol/l (pH < 3,5), người bệnh được chẩn đoán bị dư axit dạ dày. Nồng độ axit HCL vượt mức kiểm soát sẽ khiến cơ thể mất đi sức đề kháng, dạ dày mất đi môi trường lý tưởng và gây nhiều bệnh mãn tính như ưng thư, sỏi thận, béo phì…
Dư axit dạ dày: Nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5)
Hay Hyperchlorhydria, là khi lượng các chất tiết dạ dày cao hơn bình thường hoặc độ pH của dịch tiết dạ dày thấp hơn bình thường do đó làm nó có tính axit hơn.
Axit dạ dày dư thừa sẽ kéo theo những dấu hiệu khác như ợ chua, ợ nóng, đắng miệng, trào ngược dạ dày… Thậm chí, nếu để tình trạng dư axit lâu ngày không khắc phục có thể gây ra lở loét bao tử, xuất hiện dạ dày.
Ngoài ra, dư thừa axit có thể ăn mòn cơ thể, khiến cho cơ thể bạn mất đi sức đề kháng dễ dàng mắc những bệnh nghiêm trọng mạn tính như: gout, ung thư, sỏi thận, loãng xương, béo phì, lão hóa…
Nguyên nhân của bệnh dư axit dạ dày
  • Uống nhiều rượu bia, hút thuốc
Rượu bia là nguyên nhân chính dẫn đến dư axit dạ dày. Nghiêm trọng hơn, lạm dụng rượu bia còn có thể dẫn đến ức chế tạo thành chất nhầy, đồng thời kích thích tiết ra nhiều axit dạ dày. Nếu uống quá nhiều rượu bia, lượng axit trong dạ dày tăng cao làm tổn thương nặng tại ổ viêm, có nguy cơ gây loét, thủng dạ dày và lâu dài dẫn tới biến chứng nghiêm trọng là ung thư dạ dày.
Hút thuốc lá là một trong những yếu tố kích thích dạ dày bài tiết dịch vị. Như chúng ta đã biết, thuốc lá có chứa hàng chục chất độc gây hại tác động xấu đến hệ hô hấp. Nó còn gây tổn thương niêm mạc và gây rối loạn chức năng dạ dày. Người hút thuốc lá lâu năm sẽ phải đối mặt với các bệnh nguy hiểm như dư thừa axit dạ dày, cơ vòng thực quản suy yếu, rối loạn nhu động ruột, viêm loét dạ dày,…
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Ăn uống thất thường, ăn không đúng bữa cũng là nguyên nhân khiến dạ dày tiết nhiều axit. Những thói quen gây hại như ăn uống quá mức, ăn quá nhanh hoặc vận động ngay sau khi ăn cũng có thể kích thích dạ dày bài tiết dịch vị.
Sử dụng đồ ăn có nhiều dầu mỡ, ăn quá cay, hay ăn vặt. Dung nạp quá nhiều thức ăn chứa nhiều axít (nước ngọt có gas, trái cây có vị chua,…)
  • Stress, làm việc quá sức
Sự bất ổn về tâm lý, thường xuyên trải qua những cảm xúc cực đoan gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh não – ruột, từ đó làm cho dạ dày tăng bài tiết dịch vị. Căng thẳng kéo dài làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh não – ruột khiến dạ dày tăng bài tiết dịch vị, đường ruột hoạt động kém, tăng nguy cơ táo bón, đầy bụng, khó tiêu,…
  • Nhiễm khuẩn bệnh Hp
Vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp) là một loại trực khuẩn gram âm sinh sống trong dạ dày người. Loại vi khuẩn này không tác động trực tiếp khiến dẫn đến tăng tiết dịch dạ dày. Tuy nhiên, sự xuất hiện của loại vi khuẩn này có thể khiến môi trường trong dạ dày bị thay đổi, từ đó kích thích cơ quan này co bóp và tăng tiết axit bất thường.
  • Thức khuya
Ở một số người, thức khuya, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc cũng làm tăng sản xuất axit. Các thói quen này có thể khiến nhu động ruột giảm, dạ dày co bóp, tăng tiết axit quá mức,… Đây là lý do bạn thường xuyên cảm thấy đau dạ dày sau một đêm thức muộn.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison
Hội chứng Zollinger-Ellison xảy ra khi xuất hiện một hoặc vài khối u gastrin ở tụy, tá tràng hoặc một số cơ quan tiêu hóa khác. Các khối u này tiết ra hormone gastrin nhằm kích thích tế bào viền sản sinh axit nhiều bất thường.
Hiện nay, nguyên nhân gây ra hội chứng Zollinger-Ellison vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các nhà khoa học nhận thấy hội chứng này có liên quan đến bệnh đa u tuyến nội tiết loại 1.
Hội chứng dư axit dạ dày có thể phát sinh do hàng loạt nguyên nhân khác nhau. Nếu xuất hiện một số triệu chứng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán. Bởi hội chúng dư axit dạ dày nếu không được chữa trị dứt điểm, để lâu sẽ làm nguyên nhân gây nên các bệnh lý dạ dày nghiêm trọng khác.


Mời bạn bình luận tin Dư axit dạ dày là bệnh gì? nguyên nhân gây bệnh?

Mời bạn đăng nhập để bình luận

Không có bình luận nào

Tin đăng cùng mục "Chăm sóc cơ thể"

Panaroma slim
03/10/2023 - 15:40
Nến thơm
Nến thơm
Giá: 1 đ
Hà Nội ( 101  )
12/10/2022 - 03:09